Người bệnh viêm khớp thường đặc biệt nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết. Do áp suất khí quyển thay đổi khiến các cơ, gân, mô sẹo… dễ co lại và giãn ra gây đau…
Viêm khớp thuộc phạm vi chứng Tý của y học cổ truyền. Căn nguyên là do ngoại nhân (phong, hàn, thấp), nội thương (nguyên khí tạng phủ suy yếu), tà khí xâm nhập, đàm trọc, huyết ứ, tắc nghẽn kinh lạc… gây sưng, đau, cứng khớp, biến dạng khớp.
Một số vị thuốc y học cổ truyền giúp thông kinh lạc, thanh nhiệt, tiêu sưng trị viêm khớp rất tốt.
Chứng tý chia làm phong hàn thấp tý, phong thấp nhiệt tý.
1. Bài thuốc trị chứng phong hàn thấp tý
– Biểu hiện: Người bệnh viêm khớp thuộc chứng phòng hàn thấp tý thường có biểu hiện đau ê ẩm thân thể, nhất là các khớp cổ tay, khớp bàn ngón tay chân, khuỷu, khi vận động gây đau tăng song không sưng, nóng, đỏ.
- Nếu phong thắng: Sợ gió, đau khi di chuyển.
- Hàn thắng: Đau tại chỗ, sợ thấp lạnh, gặp nóng dễ chịu.
- Thấp thắng: Thân thể nặng nề, lưỡi dính nhớt.
– Phương pháp điều trị: Khu phong, tán hàn, khí huyết, thông kinh lạc.
– Bài thuốc ‘Quyền lý thang gia giảm’: Khương hoạt 9g, xích thược 10g, khương hoàng 10g, phòng phong 10g, đương quy 12g, cam thảo 3g, hoàng kỳ 6g, gừng 5 lát, đại táo 2 quả. Các vị thuốc trên sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần, sáng/chiều.
– Gia giảm:
- Nếu phong thấp thêm phòng phong để khu phong.
- Nếu hàn thắng, chế xuyên ô, tế tân để tán hàn.
- Nếu thấp thắng thấp thắng gia thêm thổ phục linh thắng thấp
- Nếu bệnh dinh vệ đều hư ra mồ hôi, sợ gió lạnh thêm hoàng kỳ, đẳng sâm, bạch thược, sinh khương, đại táo bổ dinh vệ.
- Can thận hư, cổ lưng đau, gối mỏi, di tinh di niệu thêm đỗ trọng/ ngưu tất, tang ký sinh.
2. Với chứng phong thấp nhiệt tý
– Biểu hiện: Khi mắc chứng phong thấp nhiệt tý, người bệnh có biểu hiện nhiều khớp sưng, nóng, đỏ, đau, sờ đau tăng, vận động càng đau, gặp lạnh dễ chịu, kèm theo các triệu chứng như nóng sốt, khát, bồn chồn không yên, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sắc.
– Bài thuốc ‘Bạch hổ gia quế chi thang’: Tri mẫu 9g, quế chi 9g, ngạch mễ (gạo nếp)5g, thạch cao 70g, cam thảo 2g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần (sáng- trưa- chiều)
– Gia giảm:
+ Nếu tân dịch hao tổn thêm sinh địa, huyền sâm… giúp tăng tân dịch (biểu hiện miệng khô, khát nước, da khô).
+ Nếu vị âm kém, triệu chứng ăn uống kém, người gầy sút thêm thạch hộc, thiên hoa phấn, tri mẫu, mạch môn.
+ Nếu thấp nhiệt hạ trú gâyđái buốt, dắt thêm tri mẫu, thương truật, thanh thấp nhiệt.
3. Lưu ý khi sử dụng bài thuốc trị viêm khớp
- Không nên ăn nhiều rau muống, rau cải tránh dã thuốc.
- Nên duy trì chế độ ăn uống khoa học, bổ sung chất xơ, vitamin B, C, calci, tránh đồ ăn ngọt, nhiều dầu mỡ, duy trì ăn uống hợp lý.
- Có chế độ luyện tập, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng.
Nguồn: SKĐS