Điện thoại

0939-567-569

Email

bslongydqn@gmail.com

Giờ mở cửa

17PM - 22PM

Đau đầu do thời tiết thường gặp ở những người quá mẫn cảm với thời tiết. Đối với chứng đau đầu này có thể sử dụng vị thuốc xuyên khung để phòng ngừa và điều trị.
Trong Đông y, đau đầu do thời tiết còn gọi là phong hàn đầu thống. Nguyên nhân do ngoại cảm phong hàn (yếu tố gây bệnh từ bên ngoài) xâm nhập vào cơ thể. Bệnh thường xuất hiện khi thay đổi khí hậu, đầu đau thường kéo xuống dưới gáy; kèm theo các triệu chứng như sợ lạnh, sợ gió, hoa mắt, chóng mặt…
Nguyên nhân là do mạch máu bị giãn khi có sự thay đổi của khí hậu như từ nóng sang lạnh, từ lạnh sang nóng, đang nắng thì mưa, hướng gió thay đổi…
1. Đặc điểm và công dụng của xuyên khung
Xuyên khung là cây thân thảo sống nhiều năm, có chiều cao từ 30-120cm. Rễ cây phình lên thành hình củ và có mùi thơm. Thân cây mềm, bên ngoài có khía dọc và bên trong rỗng. Lá mọc so le, dạng kép lông chim 2-3 lần. Cụm hoa mọc thành lá bắc kép, tổng bao gồm những lá bắc nguyên hoặc chia 3 thùy hẹp, hoa nhỏ màu trắng. Quả bế hình trứng.
Để làm thuốc, thân, rễ xuyên khung thường được thu hái lúc mấu của thân phình ra, sau khi làm sạch và loại bỏ tạp chất được ủ cho mềm, thái thành phiến mỏng rồi phơi hoặc sấy khô.
Theo Đông y, xuyên khung vị cay, tính ôn; lợi vào kinh can (gan), đởm (mật) và tâm bào (màng tim) có công dụng hành khí hoạt huyết, khu phong giảm đau.
Xuyên khung được dùng trong các trường hợp đau đầu và vùng hạ sườn, đau quặn bụng, bế kinh, thống kinh, đau phong thấp, đau tức ngực, đau do chấn thương ngã hoặc va chạm mạnh…
Theo các nghiên cứu hiện đại, xuyên khung chứa tinh dầu, dầu béo, axit ferulic và các chất phtalid (ligustilide, butylphthalide, butylidenephthalide…) có tác dụng chống kết tụ tiểu cầu, chống thiếu máu cơ tim, cải thiện tình trạng thiếu máu não và giảm đau.

Hình ảnh Cây xuyên khung

2. Cách dùng xuyên khung giúp giảm đau đầu do thời tiết
Cách 1: Xuyên khung 4g, trà diệp 8g. Sắc lấy 200ml nước, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Cách 2: Xuyên khung, bạch chỉ, với lượng bằng nhau, tán bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 2g.

Một số bài thuốc tiêu biểu khác từ xuyên khung
Bài 1: Thục địa 24g, đương quy16g, bạch thược 16g xuyên khung 8g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 phần, uống trong ngày.
Công dụng: Bổ huyết, hoạt huyết, trị thiếu máu, phụ nữ kinh nguyệt không đều, hệ thần kinh thực vật bị rối loạn, tê bì chân tay.

– Ảnh 2. Vị thuốc xuyên khung được đưa vào sử dụng

Bài 2: Xuyên khung 30g, đỗ trọng 40g, gừng sao 20g, chế ô đầu 30g, ngũ gia bì 40g, tỳ giải 40g, tế tân 5g, cam thảo sao 20g, xuyên tiêu 15g, nhục quế 30g, khương hoạt 40g, thạch hộc 30g, phòng phong 40g, chế phụ tử 40g, cát ngạch 30g, tục đợn 40g, địa cốt bì 30g, rễ qua lâu 20g.

Tất cả các vị thuốc cùng giã nát, bỏ vào ngâm với 2000ml rượu trắng. Sau 7-10 ngày là dùng được. Uống trước bữa ăn, 20-30ml
Công dụng: Chữa đau lưng do thận hư, do phong hàn, do ngồi lâu nơi đất ẩm, do bị ngã chấn thương.
Bài 3: Xuyên khung 12g, đương quy 12g, thục địa 20g, bạch thược 12g, đảng sâm 12g, bạch linh 12g, bạch truật 12g, cam thảo 10g, hương phụ 12g, ích mẫu 12g, ngải cứu 6g, nhân sâm 6g, ngưu tất 4g, đại táo 3g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 phần, uống trong ngày.
Công dụng: Bổ dưỡng, giảm mệt mỏi, chữa chán ăn, ngủ hay mê, phụ nữ hiếm muộn, vô sinh, rối loạn kinh nguyệt.

3. Những ai không nên dùng xuyên khung?
Người có tiền sử bị dị ứng với xuyên khung
Người có thể âm hư hỏa vượng: Khô miệng, khô họng, lao nhiệt, nhiều mồ hôi, phiền táo
Người bị đàm do hen suyễn.
Người tỳ hư, đầy bụng hay nấc, hay ợ
Phụ nữ kinh nguyệt quá nhiều
Người đang gặp các vấn đề về nội tạng, xuất huyết
Phụ nữ mang thai phải hết sức thận trọng trong khi sử dụng…
Nguồn: SKĐS

2 Bình luận

Viết một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *